Từ giám sát trên máy tính
Quen nhau 3 năm, nhưng gần đây anh Trần Văn Quang - nhân viên kỹ thuật một công ty tại đường Khuất Duy Tiến quận Thanh Xuân – Hà Nội nhận thấy tình cảm của bạn gái mình không còn mặn nồng như lúc trước. Sau nhiều lần rủ đi chơi nhưng bị từ chối với lý do bận công việc, anh càng tỏ ý nghi ngờ bạn gái của mình hơn.
Trong một lần máy tính bạn gái bị hỏng, khi sửa lỗi anh đã cài vào một phần mềm điều khiển máy tính từ xa. Thường vì lý do bảo mật, những phần mềm này hoạt động theo nguyên tắc điền username và password. Mỗi lần kết nối chương trình sẽ tự động hiện ra một password mới nhằm tránh trường hợp bị hacker theo dõi. Nhưng vốn là dân công nghệ, nên anh Quang đã lén cài thêm vào một username và password của riêng mình, từ đó trở đi anh âm thầm theo dõi mọi thư từ liên lạc và các đoạn chat của cô với bạn.
![]() |
Cũng giống như anh Quang, anh Nguyễn Ngọc Tân ngụ tại quận Tân Bình – Tp Hồ Chí Minh cũng cài một phần mềm gián điệp theo dõi từ xa lên máy tính bạn gái mình. Tuy nhiên, khác với anh Quang chỉ cài phần mềm thông dụng phổ biến trên thị trường thì anh Tân cài thẳng vào mính tính của bạn gái mình phần mềm gián điệp K..
Đây là một dạng phần mềm chuyên ăn cắp thông tin và tài khoản của người dùng thao tác trên bàn phím. K.. còn có khả năng theo dõi các thay đổi trên máy tính bằng cách chụp ảnh màn hình hoặc chức năng quay lén camera.
Vì vậy, khác với phần mềm thông dụng anh Quang sử dụng, mỗi khi kết nối thường hiển thị một biểu tượng nhỏ bên góc phải màn hình sử dụng, K... hoạt động một cách tinh vi và bí mật hơn. Nó chỉ bị phát hiện bởi các phần mềm diệt virus mạnh và mới nhất sau này. Thế nên chỉ sau ít tháng anh Quang bị cô bạn gái phát hiện và chấm dứt tình cảm vì bí mật theo dõi cô thì anh Tân vẫn âm thầm theo dõi mọi hoạt động trên máy tính của người tình.
Đến theo dõi cả trên điện thoại
Không chỉ theo dõi trên máy tính, việc theo dõi trên điện thoại ngày nay cũng không còn là một vấn để xa lạ. Rất nhiều các phần mềm gián điệp chuyên nghe lén cuộc gọi đã xuất hiện. Đặc biệt, các phần mềm này có giá thuê gói chỉ từ vài triệu đồng cho một năm sử dụng và tốn thêm một khoảng chi phí nữa cho việc cài đặt các chức năng nâng cao.
Sau khi mua gói, cài lên điện thoại là khách hàng đã có thể ung dung ngồi ở nhà nghe lén cuộc thoại, xem tin nhắn ngay cả khi bị xóa, hay thậm chí có thể nghe trực tiếp các âm thanh sống động xung quanh.
Nhưng cũng từ khi các phần mềm nghe lén xuất hiện, không ít các cặp vợ chồng rơi vào cảnh xào xáo tan nhà nát cửa. Trường hợp của Anh Lê Văn Phú quận Hoàng Mai là một điển hình ví dụ. Anh Phú vốn là dân kinh doanh, nhiệm vụ của anh thường xuyên đi giao tiếp khách hàng, sau khi kí kết hợp đồng anh thường dẫn khách hàng đi chiêu đãi tiệc. Mỗi lần như thế anh Phú thường đi về muộn và trên người lúc nào cũng nồng nặc mùi rượu bia.
Chị An- vợ anh lo lắng nhiều đêm không ngủ được. Sau nhiều lần khuyên nhủ bị gạt đi, chị tìm đến một công ty thám tử chuyên theo dõi và được tư vấn cài gói phần mềm nghe lén điện thoại. Chỉ ít hôm sau khi cài đặt, chị tá hỏa phát hiện chồng mình vẫn thường hay dẫn khách hàng đi “vui vẻ” sau các chầu nhậu say.
Không thể chấp nhận một người chồng phản bội, chị An làm đơn ly hôn. Mới đầu anh Phú phản ứng vì không đồng ý, nhưng sau chị An đưa ra các đoạn ghi âm hội thoại nghe lén được, anh thở dài chỉ còn biết trách bản thân.
Minh Anh
(còn tiếp)
Thấy chồng im lặng, nghĩ là chồng đã biết lỗi, chị Hà tiếp tục rù rì: “Saoanh lại đưa cái thẻ và password cho chú em? Rồi rủi mai mốt chú ấy thấy anh dễdãi quá, hết tiền xài lại ăn cắp thẻ của anh. Sao anh dại vậy? Còn vụ chai rượunữa, lúc say xỉn, mấy ông bạn gài độ anh cho vui thôi, chớ mắc mớ chi phải mua,mà thí dụ có mua thì mua thùng bia hoặc loại nào đó vài ba trăm được rồi. Có aicòn đủ tỉnh táo đâu mà khen anh chơi sộp, chơi sang kiểu đó...”. Chị mới vừanghỉ giải lao một chút, định nói thêm nữa, bất ngờ, anh Minh vùng dậy, ném cáimền vào mặt vợ, quát to: “Thôi! Cô có chịu câm cái mồm cho tôi ngủ không? Thứ vợgì dai như giẻ rách. Nguời ta đã nhịn rồi mà cũng không tha”.
Sau đó anh đùng đùng ôm gối ra phòng khách ngủ suốt một tuần lễ. Nếu nhưkhông có người cô họ của anh từ quê ra ghé thăm hai vợ chồng thì có lẽ chiếntranh lạnh sẽ còn kéo dài. Thực ra, ghé thăm cháu trai chỉ là lý do phụ, lý dochính của cô anh Minh lên thành phố là để đi thẩm mỹ viện sửa mũi, tắm trắng làmđẹp.
Chồng của cô anh Minh chỉ là cán bộ cấp huyện, lương nhà nước tháng vài triệuđồng. Nhưng theo lời anh Minh kể thì cô quan hệ rất rộng rãi với phu nhân cácquan chức từ huyện đến tỉnh. Và để cho bằng chị bằng em, cô xài tiền rất dữ, muađôi giày, bộ váy áo vài triệu đối với cô là chuyện bình thường, hay thỉnh thoảngbỏ vài chục triệu ra chu du nước ngoài cũng không có gì đáng nói, vì trước là đểmở mang tầm mắt, sau để có mối quan hệ cho chồng dễ thăng quan tiến chức.
Như chuyện đi làm đẹp lần này, cô cũng nói nhẹ re là vì chồng mà cũng chẳngtốn kém bao nhiêu, khoảng chừng trên dưới cây vàng. Nhưng, đến tối, con trai côgọi điện thoại cho anh Minh hỏi thăm tình hình của mẹ, chị Hà mới biết, chồng côđã đưa đơn ly hôn ra tòa với lý do mâu thuẫn trong hôn nhân trầm trọng. Mà mâuthuẫn ấy đơn giản chỉ bắt nguồn từ chuyện chi xài không có kế hoạch của ngườivợ, dẫn đến nợ nần, phải bán sạch đất đai ruộng vườn ông bà để lại.
Ít ngày sau khi cô anh Minh về quê, chồng cô sẵn đi dự hội thảo cũng ghé thămgia đình. Buổi chiều khi hai chú cháu làm vài ly bia, ông chú đã không nén đượctiếng thở dài: “Lúc đầu thấy cô xài thoải mái quá, chú nhắc nhở, cô bảo lo chi,tiền ra mới có tiền vô. Đến chừng chủ nợ đến đòi, chú khuyên nữa, nhưng càng nóibà ấy càng lớn tiếng cãi lại, lúc nào cũng nói là mắc nợ tại muốn cho chồng connở mày nở mặt...
Chú giận lẫy, coi như không biết gì tới chuyện nợ nần. Bà ấy cũng tuyên bố:Mượn được, trả được. Tiền thôi mà, có gì đâu. Và kể từ sau câu nói nhẹ như lônghồng của bà ấy đến nay, tính ra đã đi đứt hai mảnh đất ruộng với lại một miếngđất thổ cư của ông bà hai bên để lại. Sống với nhau mà không còn lòng tin, sựtôn trọng nhau thì sống làm gì”.
Tiễn chú về, chị Hà nghe chồng thở hắt, hỏi trống không: “Tiền bạc không mà cũnglớn chuyện vậy sao trời?”.
Tiện tằn quen mắt
Có một thực tế là những người vợ tiết kiệm lại rất hay trúng phải một ôngchồng “vung tay quá trán”, và ngược lại. Nhiều người bảo đấy là luật bù trừ,nhưng các chuyên gia về tâm lý tình yêu, hôn nhân, gia đình thì cho rằng nguyênnhân sâu xa là do lúc bấy giờ trong mắt người tiết kiệm thì người xài tiền rộngrãi, phóng khoáng lại rất đáng yêu, có dáng vẻ như một người hùng, bởi suy nghĩvì mình người ta không tiếc gì cả. Khổ nỗi, nếu như tính cách không một chúttính toán so đo ấy đã khiến cho chàng và nàng lao vào nhau trong thời gian đầucủa mối quan hệ yêu đương thì khi đã kết hôn lại trở thành “kho xăng” khiến vợhoặc chồng bốc cháy phừng phừng đi cùng lời kết tội: anh ấy hoặc cô ấy chỉ nghĩđến bản thân mình, chẳng bao giờ nghĩ đến gia đình.
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
Thực ra, theo các nhà xã hội học, thay đổi thói quen chi tiêu là điều chẳngmấy khó khăn. Chỉ cần người chung sống chịu khó một chút, cương quyết và kiênnhẫn hơn một chút thì sau một thời gian là ổn. Tuy nhiên vấn đề ở đây là tínhhợp lý của sự chi tiêu. Ông bà mình đã có câu “nói phải củ cải cũng nghe”. Vìvậy, muốn nói cho người khác nghe, trước hết cần “nói có sách, mách có chứng”.
Sẵn chuyện cô chú, tối đó, chị Hà mạnh dạn bàn với chồng về dự định làm mộtcuốn sổ chi tiêu gia đình của chị. Trong đó, chị Hà dành hẳn hai trang cho nhữngkế hoạch chi tiêu lớn trong tương lai. Tiếp theo là thu chi của từng tháng trongnăm. Mỗi tháng, ngoài những khoản chi cố định cho gia đình, còn có khoản chi độtxuất, khoản tích lũy, cuối cùng còn dư ra mới chi cá nhân. Anh Minh đồng ý mộtcách yếu ớt.
Tất nhiên, khoản thời gian đầu, chị Hà không dễ gì bắt chồng thực hiện đúngkế hoạch chi tiêu. Nhưng chị nhất quyết không bỏ cuộc, mỗi lần chồng tiêu xàivượt kế hoạch, chị Hà đều ghi rõ con số vượt là bao nhiêu, để trừ dần vào khoảnchi cá nhân những tháng sau vào mảnh giấy nhỏ và để vào trong ví của chồng. Phầnchị, chị luôn làm đúng những gì chị đã đề ra. Muốn chi xài gì cho cá nhân chịđều cân nhắc xem thứ đó có cần không, có nên không. Nhiều lần, thấy vợ đem giàyđi đóng đế lại hay đem quần đi thay dây kéo, anh Minh nhăn mặt, xúi quăng đi,mua cái mới mà xài. Chị Hà không nói gì, cứ làm theo ý mình.
Hằng tuần sau khi đi chợ hoặc siêu thị về, chị đều tỉ mỉ ghi đầy đủ vào cuốnsổ. Lúc đầu anh Minh không mấy ủng hộ và cho rằng vợ rảnh việc, rỗi hơi. Nhưngdần dà, anh Minh cũng quen, đã có suy nghĩ tự cắt quần dài bị rách gối thànhquần lửng, đã biết tự pha cà phê uống ở nhà khi thấy vật giá ngày càng lên caohoặc lưu ý đến “mảnh giấy” nhỏ vợ thường đưa vào cuối tháng.
Vậy mà phải đến qua ba năm vật vã với cuốn sổ, vợ chồng chị mới có dư tiền đủđể mua một miếng đất ở quận ven. Hai năm sau số dư có khá hơn dù anh chị đã cómột chú nhóc. Anh Minh thú thật là ban đầu anh nghĩ vợ khó duy trì được cuốn sổấy, và anh cũng mong sao vợ bực mình mà quăng của nợ đó luôn để vợ chồng đượcsống thoải mái. Nhưng bây giờ “suy nghĩ tội lỗi” ấy đã bay biến. Không những cảmơn vợ, mà anh còn đem vợ ra làm điển hình “người tốt, vợ tốt” cho đám lóc nhóctrong cơ quan sắp cưới vợ. Anh hay nói vui: “Tiền thôi mà, cần kiệm chút cho vuinhà vui cửa”.
(Theo Dòng đời)
" alt=""/>Vợ chồng mới cưới 'đại chiến' vì... tiền